Cô giáo dân tộc Mạ thắp lửa “mê” địa lý cho học sinh dân tộc thiểu số

07/11/2020, 08:48 AM

(CTG) Có người muốn trở thành bác sĩ để cứu người, thành công an để giữ bình yên cuộc sống, còn cô giáo dân tộc Mạ Ka’’ Mai (SN 1988, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú liên huyện Tân Phú – Định Quán, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) lại chọn cho mình nghề giáo để giúp học sinh khám phá kho tàng tri thức địa lý thế giới và trở thành người có ích cho quê hương, đất nước.

Trong mỗi chúng ta đều có những định hướng, những ước mơ về tương lai của mình: có người muốn trở thành bác sĩ để cứu chữa cho mọi người, có người muốn trở thành công an, cảnh sát để giữ bình yên cho cuộc sống… Ai cũng có ước mơ, hoài bão của riêng mình và với cô giáo Ka’’ Mai cũng vậy. Ngay từ lúc còn là cô học trò nhỏ, cô giáo Ka’’ Mai đã nuôi ước mơ trở thành cô giáo để truyền thụ kiến thức cho con em quê hương mình.

266ca29fd944271a7e55

Cô giáo Ka’’ Mai tận tình chỉ bảo, giải đáp thắc mắc học tập cho học sinh

Ước mơ ấy cứ mãi lớn dần trong cô và sau bao nhiêu năm miệt mài học tập, rèn luyện, cô cũng đã thực hiện được ước mơ ấy tại ngôi trường Phổ thông Dân tộc nội trú (PTDTNT) liên huyện Tân Phú – Định Quán thuộc huyện Tân Phú, nơi tôi sinh ra và lớn lên. Học sinh ở đây đều là người dân tộc cư trú ở huyện Tân Phú và Định Quán. Những ngày đầu công tác tuy còn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn nhưng cứ nhìn thấy gương mặt thơ ngây xen lẫn buồn rầu vì phải xa nhà, xa cha mẹ của các em, cô như được tiếp thêm động lực để chăm sóc, dạy dỗ các em và gắn bó với mái trường này.

Bên cạnh lợi thế là người dân tộc Mạ, nghe hiểu được tiếng nói dân tộc mình, cô Ka’’ Mai còn biết thêm về tiếng nói, văn hóa của các dân tộc bạn như S’tiêng, Chraujro, Cờ Ho… Đây là một thuận lợi để cô dễ dàng hòa nhập, thông cảm và thấu hiểu cho các em học sinh để thực hiện tốt công tác giảng dạy của mình.

Là một giáo viên dạy môn địa lí – bộ môn kiến thức đôi lúc trừu tượng, khó hiểu, các em tiếp thu đôi khi chậm, thụ động, cô luôn cố gắng tìm những phương pháp dạy học hiệu quả, khích lệ, động viên, giúp đỡ để các em tăng thêm hứng thú, hăng say với những câu chuyện địa lí, biến những giờ học, kiến thức khô khan thành những tiết học vui tươi và bổ ích. Bên cạnh là giáo viên giảng dạy bộ môn, cô còn phụ trách công tác nội trú, đảm nhiệm nghĩa vụ vừa là cha, là mẹ, là người bạn của học sinh: dỗ dành khi các em nhớ nhà; chăm sóc khi các em ốm đau; lắng nghe khi các em cần người chia sẻ, động viên, an ủi; và khuyên bảo khi các em có hành động sai. “Tất cả chỉ mong muốn các em lớn lên trở thành người có ích cho gia đình, bản làng, xã hội.” – cô Ka’’ Mai chia sẻ.

Cuộc sống đáng nhẽ cứ chầm chậm trôi qua với niềm vui được thắp lửa đam mê địa lý cho các học trò của cô Ka’’ Mai nếu không có biến cố khiến gia đình cô lao đao phải lo từng bữa. Gia đình nhiều người phụ thuộc và đau ốm liên miền khiến đồng lương giáo viên sau khi trừ đi các khoản chỉ còn 500.000đ mỗi tháng. Cô phải vay mượn ngân hàng để trang trải chi phí. “Chồng tôi là nghề thợ sắt tự do, công việc không ổn định, thu nhập bấp bênh, bố mẹ già năm nay đã ngoài 70 tuổi, hai con nhỏ thường xuyên ốm đau. Vì vậy, tài chính và kinh tế gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, lo từng ngày từ miếng cơm đến thuốc men của ông bà và hai con.” – cô Ka’’ Mai bộc bạch.

Dầu vậy, với sự quan tâm, giúp đỡ của đồng nghiệp, sự yêu thương, tin tưởng của học sinh, cô đã có thêm sức mạnh để phấn đấu, tiếp tục với công việc, với nghề mà mình đã chọn - nhà giáo với trách nhiệm cao cả mà xã hội giao: tiếp thêm tay chèo để lái con đò tri thức cập bến bờ thành công.

8f4dae3299d667883ec7

Học sinh hăng hái giơ tay phát biểu trong tiết dạy địa lý của cô Ka’’ Mai

Thời gian thấm thoát thoi đưa, cô đã gắn bó với mái trường PTDTNT liên huyện Tân Phú – Định Quán 10 năm nay. Nơi đây đã trở thành mái nhà thứ 2 của cô - nơi đong đầy những tình cảm yêu thương của đồng nghiệp, buồn vui, chia sẻ cùng nhau, nơi đầy ắp những tiếng nói, tiếng cười của học sinh. Không giấu nổi niềm xúc động, cô Ka’’ Mai tâm sự: “Chỉ những ai đã và đang đứng trên bục giảng thì mới cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự cao quý quá đỗi của nghề giáo viên - ngành mà tôi đã chọn khi vừa tốt nghiệp vì là ước mơ của tôi, là niềm vui khi được cống hiến sức mình cho bản làng, cho thôn xóm, cho các em học sinh – thế hệ mầm non tương lai của xã hội và cho sự nghiệp giáo dục dưới mái trường Xã hội Chủ nghĩa thân yêu này.”

Với đóng góp của mình, cô Ka’’ Mai đã vinh dự nhận Bằng khen của UBND tỉnh Đồng Nai, giấy khen của Sở GD & ĐT Đồng Nai, Ban Dân tộc tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Tân Phú…

Đặc biệt, dịp này, cô Ka’’ Mai là 1 trong 63 gương giáo viên được tuyên dương tại chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020 do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức dự kiến vào trung tuần tháng 11/2020.

Đây là chương trình nhằm tôn vinh và tri ân những đóng góp cho sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ của các giáo viên người dân tộc thiểu số, đặc biệt là những dân tộc có quy mô dân số dưới 10.000 người, đang trực tiếp dạy học cho học sinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. 

"Chia sẻ cùng thầy cô" là chương trình thường niên được khởi xướng và tổ chức bởi Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long nhằm cổ vũ, động viên, tri ân các thầy cô giáo có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong công tác giảng dạy tại các địa bàn huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Cá nhân được tuyên dương là những thầy cô có đạo đức tốt, không vi phạm pháp luật; có trình độ chuyên môn, có khả năng truyền cảm hứng trong công tác dạy học được phụ huynh, nhà trường, các cơ sở giáo dục và xã hội ghi nhận; thời gian tham gia công tác dạy học trực tiếp tối thiểu là 3 năm.

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020 ưu tiên tôn vinh các thầy giáo, cô giáo là người dân tộc thiểu số có quy mô dân số dưới 10.000 người; giáo viên có hoàn cảnh khó khăn; giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm; giáo viên trẻ tình nguyện lên vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn dạy học.

Chương trình sẽ được tổ chức tại Trung tâm Nghệ thuật Âu Cơ (8 Huỳnh Thúc Kháng, Q. Đống Đa, Hà Nội) vào dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới.

 

Các tin khác

Phóng sự chương trình Chia Sẻ Cùng Thầy Cô năm 2020
23/11/2020
Phóng sự chương trình Chia Sẻ Cùng Thầy Cô năm 2020
Trao Bằng khen và sổ tiết kiệm tặng 63 giáo viên người dân tộc thiểu số
18/11/2020
Tối 16-11, tại Hà Nội, trong khuôn khổ chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2020, T.Ư Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam đã trao sổ tiết kiệm và các phần quà tặng 63 ...
Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho 63 giáo viên chương trình 'Chia sẻ cùng thầy cô'
18/11/2020
Ngày 16.11, Bộ GD-ĐT đã tặng bằng khen cho 63 thầy cô giáo được tuyên dương trong chương trình Chia sẻ cùng thầy cô năm 2020.
'Nếu có điều ước, chỉ mong trường học của các cháu có nhà vệ sinh'
18/11/2020
TTO - Gặp mặt Phó thủ tướng, cô giáo trẻ người dân tộc Raglai xúc động 'xin' cho những đứa trẻ ở trường có nhà vệ sinh nam riêng, nữ riêng, cải thiện cơ sở ...
Thầy giáo Khơ-me tìm tòi đổi mới phương pháp dạy học cho trò dân tộc
09/11/2020
GD&TĐ - Thầy giáo Danh Minh – dân tộc Khơ-me, tổ trưởng tổ Hóa, Sinh, Công nghệ, trường Trung học cơ sở Lương Tâm (Hậu Giang) luôn sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học ...
Thầy giáo Danh Minh sẽ được tuyên dương trong Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020
08/11/2020
(HG) - Đoàn công tác của Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam vừa tiến hành ghi hình các hoạt động giảng dạy của thầy Danh Minh, giáo viên Trường THCS Lương ...
Thăm hỏi thầy giáo được tuyên dương tại Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020
06/11/2020
(CT) - Ngày 5-11-2020, Trung ương Hội LHTNVN phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long, thăm hỏi, trao tặng quà thầy Triệu Văn Huynh, giáo viên Trường THCS Châu ...
Cô và trò Dìn Chin leo đồi, vượt dốc hứng từng giọt
26/10/2020
GD&TĐ - “Vay tiền có thể không trả, nhưng vay nước thì nhất định phải trả” - Đó là câu nói quen thuộc của người dân ở Dìn Chin (Mường Khương, Lào Cai) đủ để thấy ...
Cô giáo Khmer hơn 12 năm “gieo” chữ nơi vùng sâu
11/11/2020
(CTG) Dù là lúc phòng học dột, tường bong tróc, đường sá sục bùn đất khi mưa lớn…, cô giáo dân tộc Khmer Thị Chanh Sóc The (SN 1987, Trường tiểu học Thạnh Yên 2) vẫn ...
Cô giáo dân tộc Nùng – “Anh hùng vô danh” truyền tình yêu văn học nơi rẻo cao
11/11/2020
(CTG) Dù trải qua tuổi thơ cơ cực nhưng với nghị lực và ý chí kiên cường, cô giáo dân tộc Nùng Lê Thị Thu Trang (SN 1982, Trường TH và THCS EaTrol, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú ...